Đăng nhập
TRƯỜNG DẠY LÁI Ô TÔ UY TÍN, GIÁ RẺ NHẤT. HOTLINE: 0968.511.361 GẶP ANH TÀI

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

A.Trung 0936.146.361

ATài       0968.511.361

Thuế nhập khẩu ô tô vào các nước ASEAN sẽ còn 0% vào năm 2018

08-04-2014 22:04

(Tài chính) Việc giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực Đông Nam Á xuống còn 50% được bắt

đầu kể từ ngày 1/1/2014. Năm 2018 là thời điểm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN vào

Việt Nam sẽ bằng 0%. Lộ trình này tác động như thế nào đối với ngành Công nghiệp ô tô?


Ông Lưu Đức Huy
Phóng viên đã trao đổi với ông Lưu Đức Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính về vấn đề này .

Phóng viên: Ông đánh giá về  những chính sách thuế, phí có tác động như thế nào đối với thị trường ô

tô Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng?

Ông Lưu Đức Huy: Chính sách thuế, phí, lệ phí nói chung ngoài mục tiêu điều tiết thu ngân sách còn là công

cụ hướng dẫn tiêu dùng. Do vậy, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô trong thời gian qua (10% lần đầu, tăng

tối đa 50% tùy địa phương và thống nhất 2% lần 2 đối với xe dưới 10 chỗ theo Nghị định 23/2013/NĐ-CP của

Chính phủ) và việc giảm thuế nhập khẩu nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa

ASEAN (ATIGA) đối với xe ô tô nguyên chiếc, nhập khẩu từ các nước ASEAN từ ngày 1/1/2014 (từ 60%

xuống 50%) đã góp phần giảm giá bán ô tô, kích cầu mua sắm của người dân.

Các loại thuế, phí đối với ô tô hiện nay của Việt Nam là phù hợp với thông lệ của các nước trong khu vực và
mức thu của một số loại phí, lệ phí còn thấp hơn. Thậm chí Việt Nam có ít khoản thu hơn so với một số nước
có ngành Công nghiệp ô tô phát triển...

Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm cũng là thời điểm sức mua của người dân tăng, nên đã góp phần tăng tiêu

thụ đối với thị trường ô tô.

Số lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tháng 1/2014 tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, đối

với xe dưới 10 chỗ thì lượng lại giảm so với cùng kỳ, nhưng trị giá lại tăng. Điều này cho thấy người tiêu dùng

chuyển hướng sang những loại xe có giá trị cao hơn.

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thuế, phí cao đối với ô tô nhập khẩu thời gian qua đã đẩy

giá bán ô tô lên cao (thậm chí gấp 2-3 lần giá gốc) đã làm hạn chế sức mua của thị trường và bảo hộ

lớn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Quan điểm của ông như thế nào về

vấn đề này?

Hiện nay 1 chiếc xe nhập khẩu/sản xuất đến khi lưu hành bao gồm các loại thuế, phí như: Thuế nhập khẩu,

thuế tiêu thụ đặc biệt,  thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số, phí kiểm định, lệ phí

cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Qua tham khảo kinh nghiệm các nước thấy, các loại thuế, phí đối với ô tô hiện  nay của Việt Nam là phù hợp

với thông lệ của các nước trong khu vực và mức thu của một số loại phí, lệ phí còn thấp hơn. Thậm chí Việt

Nam có ít khoản thu hơn so với một số nước có ngành Công nghiệp ô tô phát triển, ví dụ Malaysia và

Indonexia còn áp dụng thêm phí tắc nghẽn giao thông khi đi vào các khu vực có lưu lượng giao thông cao trong

giờ cao điểm và thuế sở hữa xe hàng năm...

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã bỏ quy định về thuế nhập khẩu theo dạng lắp ráp (CKD). Theo đó,

hiện nay chỉ còn thuế nhập khẩu MFN của xe nguyên chiếc (CBU) và thuế nhập khẩu MFN của linh kiện, phụ

tùng xe.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xe nguyên chiếc thời gian qua đã giảm dần theo cam kết WTO

(Giảm từ 82% xuống 78%, 74%, 70%). Các loại thuế khác và phí, lệ phí áp dụng như nhau đối với xe nhập

khẩu và xe sản xuất trong nước.

Do vậy ý kiến trên chưa hoàn toàn đúng. Bởi vì ô tô là loại hàng hóa cần hướng dẫn sản xuất và định hướng

tiêu dùng gắn với điều kiện kinh tế, xã hội và hạ tầng giao thông của đất nước trong từng thời kỳ. Các chính

sách thuế, phí  được ban hành còn nhằm các mục tiêu như khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế ùn tắc

giao thông, đảm bảo an toàn kỹ thuật,...

Theo ông, việc điều hành, điều tiết các chính sách thuế sẽ phải như thế nào để có lợi cho người tiêu

dùng cũng như cho các nhà đầu tư, DN sản xuất, lắp ráp các dòng xe ô tô cá nhân?

Việc giảm thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN giảm về 0% vào năm 2018 cơ bản sẽ có

lợi cho người tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê về kim ngạch nhập khẩu xe ô tô trong một số năm gần đây thì kim ngạch nhập khẩu xe

từ thị trường lớn nhất là Hàn Quốc giảm dần, rồi đến xe nhập khẩu từ các thị trường khác chịu thuế suất thuế

nhập khẩu ưu đãi cũng giảm dần, nhưng xe nhập khẩu từ các nước ASEAN lại tăng dần.

Như vậy, vấn đề cần xem xét ở đây là lộ trình giảm thuế nhập khẩu ATIGA đến năm 2018 (về 0%) như thế nào

cho phù hợp. Bộ Tài chính đang trao đổi với các bộ, ngành, hiệp hội có liên quan về vấn đề này để đưa ra lộ

trình cắt giảm thuế nhập khẩu ATIGA hợp lý, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, nhà sản xuất và chính sách của

nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan.

Việc bảo hộ thông qua chính sách thuế nhập khẩu cần thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế Xuất khẩu,

thuế nhập khẩu là theo hướng bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp với cam kết quốc tế, để

hỗ trợ cho ngành Công nghiệp ô tô phát triển theo đúng hướng, giảm dần sự bảo hộ thông qua lộ trình giảm

thuế nhập khẩu để tạo sức ép giảm giá xe xuống mức hợp lý. Tránh gia tăng lượng xe nhập khẩu quá nhanh

ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và nhập siêu của nền kinh tế.

Có thể nói, việc nghiên cứu và đưa ra lộ trình, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ thị trường ASEAN về Việt Nam

từ năm 2014 đến năm 2018 là hợp lý cho cả thị trường, doanh nghiệp, quản lý và người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Trung tâm dạy lái xe oto Đồng Tiến

Địa chỉ: 1084 Đường CMT8, phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

kk
kk
kk
kk
kk
Kk
Khóa học mới
Kk
Khóa học mới
Kk
Tự tạo website với Webmienphi.vn